Theàonăsoi kèo.muo Nikkei Asia, hãng hàng không Japan Airlines đã lên kế hoạch thâm nhập vào thị trường xe bay vào năm tài chính 2025.
Hãng sẽ dùng dịch vụ vận chuyển hành khách để kết nối sân bay với các điểm đến du lịch ở tỉnh Mie cùng các địa danh khác. Kế hoạch là phát triển loại hình kinh doanh ‘đưa tận ngõ đỗ tận nhà’ như một chiếc taxi.
Japan Airlines sẽ sử dụng xe bay của hãng Volocopter, một startup của Đức được hãng đầu tư vào năm 2020. Xe cất hạ cánh thẳng đứng (eVTOL) này sẽ có hai chỗ ngồi với độ cao tối đa 35km và vận tốc tối đa 110km/h.
Trước hết, hãng sẽ thử nghiệm bay ở quãng đường ngắn 20km trước khi chọn một quãng đường dài 50 - 150km kết nối các tỉnh lân cận. Khi dịch vụ được thương mại hóa vào năm 2025, Japan Airlines kỳ vọng kết nối các điểm du lịch với sân bay của địa phương, từ đó thúc đẩy du lịch hơn nữa.
Taxi bay của Volocopter ở Đức có giá 380 USD cho 15 phút phục vụ. |
Ngoài ra, Japan Airlines cũng có tầm nhìn về mô hình taxi bay chở khách đi bất cứ đâu ở khoảng cách địa lý đủ xa đối với taxi truyền thống nhưng vẫn còn gần so với đi máy bay.
Ngoài cung cấp dịch vụ vận tải, Japan Airlines còn lên kế hoạch bán dịch vụ vận hành như đào tạo bay và huấn luyện an toàn bay. Đối thủ số một ANA Holdings, mà sở hữu hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản All Nippon Airways, cũng đang xem xét đưa ra một mô hình kinh doanh tương tự vào năm 2025.
Xe bay đương nhiên không cần đường băng và có thể di chuyển trên đường phố như một chiếc xe hơi bình thường. Đây là ưu điểm lớn ở một đất nước có địa hình tự nhiên nhiều đảo và đồi núi như Nhật Bản.
Mặt khác, các quy định quản lý là đặc biệt có lợi vào thời điểm này. Tỉnh Mie cho phép cung cấp dịch vụ bay mặc dù hiện chưa có quy định cho phép bay qua lại giữa các tỉnh khác.
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét coi phi cơ chạy bằng điện với chức năng tự hành là xe bay, và đang khẩn trương xây dựng khung pháp lý xung quanh loại hình dịch vụ mới này. Các quy định mới và quy định sửa đổi dự kiến được hoàn thiện vào năm 2025.
Phương Nguyễn (theo Nikkei Asia)
Trong thập kỷ qua, rất nhiều công ty khởi nghiệp đã lao vào cuộc đua phát triển một loại hình phương tiện mới được biết đến với tên gọi Urban air mobility (dịch vụ taxi bằng đường hàng không).